Những vụ ám sát chính khách gây chấn động thế giới
Sáng nay, 7.1, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh, giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái cố NSƯT Vũ Linh, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM), và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM).Theo nội dung vụ kiện, sau khi NSƯT Vũ Linh qua đời, tháng 6.2023, bà Võ Thị Hồng Nhung khởi kiện, tranh chấp thừa kế với bà Võ Thị Hồng Loan, yêu cầu tòa án tuyên hủy văn bản và giấy tờ khai nhận di sản thừa kế của bà Loan đối với nhà đất tại địa chỉ 5 Đoàn Thị Điểm (Q.Phú Nhuận) và 2 quyền sử dụng đất tại P.Linh Trung (TP.Thủ Đức).Ngoài ra, bà Nhung yêu cầu tuyên xác định toàn bộ di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh là tài sản thừa kế thuộc sở hữu của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai. Nguyên đơn cũng yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký của cố nghệ sĩ Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi.Ngược lại, tại tòa, bị đơn Võ Thị Hồng Loan trình bày, đã cung cấp các tài liệu chứng cứ đầy đủ cho tòa án để chứng minh mình là hàng thừa kế thứ nhất và là con hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh. Bị đơn yêu cầu nguyên đơn và con ruột của nguyên đơn di dời toàn bộ tài sản ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.Tại phần xét hỏi, trả lời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nhung về việc bà Hồng Loan là con ruột hay con nuôi của cố NSƯT Vũ Linh, bà Loan cho biết: "Tôi là con của ba tôi. Trong giấy khai sinh không ghi tôi là con nuôi hay con ruột. Cha tôi chưa hề nói tôi là con nuôi".Bà Loan trình bày, khi bà được 3 tháng tuổi thì được ông Trần Quốc Thanh (bạn của cố nghệ sĩ Vũ Linh) mang về nhà mẹ của cố nghệ sĩ nuôi dưỡng. Do cha của bà thường xuyên đi diễn vắng nhà, nên bà được ông Thanh và người giúp việc chăm sóc.Quá trình chung sống, giữa bà và cha không xảy ra mâu thuẫn gì. Năm 17 tuổi bà đi lấy chồng và về nhà chồng sinh sống, thỉnh thoảng ghé lại nhà người cha ở.Năm 2017, cha bà bị bệnh và sau đó trở nặng. Ông mất vào tháng 3.2023. Tang lễ của ông được bà và người trong gia đình tổ chức, lo liệu. Lý do bà kê khai di sản thừa kế do bắt nguồn từ việc sau khi cha bà mất, bà Lê Thị Hồng Phượng (con gái bà Nhung) đã lên truyền thông để nói bà Loan là con nuôi. Đồng thời, tại cuộc họp của gia đình, bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng đã yêu cầu được đứng tên đồng sở hữu căn nhà.Về phía nguyên đơn, bà Võ Thị Hồng Nhung cho rằng, bà Loan không phải con nuôi của anh mình. Năm 1987, sau khi được ông Thanh mang về, mẹ bà là người nuôi chăm sóc Loan. Sau khi mẹ bà mất, bà là người phụ nữ duy nhất nên đã cùng các thành viên trong gia đình chăm sóc Loan.Bà Nhung khẳng định, anh mình chưa bao giờ đi làm thủ tục nhận Loan làm con nuôi. Bởi thời điểm năm 1992, anh bà đang ở đỉnh cao sự nghiệp thường xuyên đi diễn không có thời gian đi làm các thủ tục, giấy tờ đó. Do đó, di sản của anh bà để lại không có hàng thừa kế thứ nhất. Chỉ có bà và người em trai là hàng thừa kế thứ 2.Theo bà Nhung, bà Loan nhiều lần làm anh trai đau buồn, đuổi ra khỏi nhà khiến bà là người phải đứng ra hàn gắn tình cảm giữa nghệ sĩ Vũ Linh và bà Loan. Trước đây bà cũng rất yêu thương Loan không có bất cứ mâu thuẫn gì. Tuy nhiên, từ sau khi anh trai mất, bà Loan đối xử "tàn nhẫn" với mẹ con bà, đuổi mẹ con bà ra khỏi nhà, nên buộc lòng bà phải nhờ pháp luật can thiệp.Tại phiên tòa, trả lời câu hỏi của luật sư, đại diện UBND Q.Phú Nhuận cho biết theo quy định, khi đăng ký khai sinh và giao nhận con nuôi quá hạn thì thuộc thẩm quyền của quận. Về hồ sơ gốc đến nay không còn lưu trữ, do cơ sở vật chất xuống cấp, địa điểm trụ sở được chuyển nhiều nơi... nên các giấy tờ không còn lưu trữ. Song, phía UBND Q.Phú Nhuận khẳng định thêm "giấy tờ làm là hợp pháp có giá trị".Được triệu tập đến tòa, đại diện văn phòng công chứng cho biết, thời điểm tiếp nhận hồ sơ của bà Hồng Loan, cơ quan này có đi xác minh tại UBND quận, được biết ông Linh không có kết hôn. Về phía Hồng Loan, họ không nhận được thông tin bà là con nuôi của của cố nghệ sĩ. Hơn nữa, đối với việc khai di sản thừa kế không phân biệt con nuôi và con ruột nên họ đã thực hiện các thủ tục theo yêu cầu.Phiên tòa chiều nay tiếp tục...Theo diễn biến vụ kiện, ban đầu, TAND Q.Phú Nhuận thụ lý giải quyết. Sau đó, bà Nhung bổ sung yêu cầu khởi kiện là đề nghị tòa hủy giấy tờ liên quan đến nhân thân của Hồng Loan gồm: giấy giao nhận việc nuôi con nuôi do UBND Q.Phú Nhuận cấp ngày 21.3.1992 và giấy khai sinh cấp cùng ngày cho bà Võ Thị Hồng Loan. Đây là yêu cầu đặc biệt, thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP.HCM.Quá trình tòa thụ lý giải quyết, bà Nhung yêu cầu tòa trưng cầu giám định chữ ký của cố nghệ sĩ Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi.Trong buổi công khai chứng cứ và hòa giải, tòa công bố kết luận giám định. Theo đó, cơ quan giám định kết luận không đủ cơ sở xác định chữ ký tại tài liệu giấy giao nhận việc nuôi con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi so với chữ ký của cố nghệ sĩ trên các tài liệu mẫu so sánh, có phải là cùng một người ký ra hay không.Nghệ sĩ cải lương Vũ Linh qua đời ngày 5.3.2023, sau thời gian điều trị ung thư, hưởng thọ 65 tuổi. Ở thập niên 1990, nghệ sĩ Vũ Linh kết hợp với Tài Linh, trở thành đôi nghệ sĩ "thanh mai trúc mã", được đông đảo khán giả ngưỡng mộ. Họ cùng nhau ghi dấu trong các vở Xử án Bàng Quý Phi (Tống Nhơn Tôn và Bàng Quý Phi), Trảm Trịnh Ân (Triệu Khuông Dẫn và Hàn Tố Mai), Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ (Tiết Ứng Luông và Thần Nữ), Thái Tử Đan giả gái (Thái Tử Đan và Vũ Tuyết Nương).Phẫn nộ ‘shipper’ chạy ẩu, vượt đèn đỏ gây tai nạn trên phố
Trước trận đấu gặp New York Knicks diễn ra ngày 19.12, Los Angeles Lakers đã tổ chức ăn mừng chức vô địch In-Season Tournament lịch sử của mình. Lakers đã treo cờ vô địch lên trần nhà thi đấu Crypto.com Arena. Nghi thức ăn mừng này trang trọng không kém so với việc vô địch giải đấu chính thức của NBA.
Doanh nghiệp đầu tư chuyên sâu vào nền tảng
Ở nội dung nữ, ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu hành trình bảo vệ chức vô địch rất khó khăn khi bộ khung đã lên ngôi tại NUC 2022 bị khuyết nhiều vị trí. Tuy nhiên, những nhân sự mới đã lấp thành công vào những khoảng trống và các sinh viên nữ ĐH Tôn Đức Thắng xuất sắc giành vị trí đầu bảng khu vực miền Nam sau khi đánh bại ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM.
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
Điều tra nghi án giết người rồi tự tử
Ngày 1.1 đoàn công tác của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng, đã đến ghi nhận hiện trường vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1. Theo ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, đoàn sẽ tiếp cận hồ sơ tài liệu công trình và làm việc với các bên liên quan, chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát... và khảo sát thực tế. Sau đó, sẽ đưa ra phân tích, đánh giá kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học về những vấn đề liên quan tới công trình này.Sau khi có ý kiến từ Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, chiều cùng ngày lực lượng cứu nạn đã bắt đầu phá dỡ các khối bê tông bị sập để tìm kiếm nạn nhân còn mất tích. Trong sáng 1.1, ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cũng đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo, đôn đốc các lượng lượng tìm kiếm cứu nạn.Cùng ngày, Công an tỉnh Kon Tum cũng đã phối hợp Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an triển khai công tác khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn. Các kỹ thuật viên Viện Khoa học hình sự đã tiếp cận thân đập nơi sạt trượt và những khối bê tông bị rơi xuống để ghi hình, đo đạc lõi thép, kết cấu bê tông. Theo ghi nhận, vị trí khối bê tông bị đổ sập cách chân đập khoảng 30 m. Khối bê tông có chiều dài gần 20 m rơi xuống phiến đá dưới chân đập và vỡ thành nhiều khối kích thước khác nhau. Đây là vị trí nghi ngờ thi thể của nạn nhân còn lại đang bị vùi lấp bên dưới. Hiện tại lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã kết thúc việc tìm kiếm tại hố nước sâu dưới thân đập. Hố nước này trước đó là lòng sông. Trong quá trình thi công thủy điện đã xây đập, ngăn dòng tạo thành một hố nước có diện tích khoảng 100 m2, sâu 5 - 6 m. Sau khi hút cạn nước dưới hồ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của tỉnh Kon Tum và quân đội đã lặn, mò khắp lòng hồ để tìm kiếm dưới lớp bùn dày và đã phát hiện một số bộ phận cơ thể.Đến nay lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể đưa về gia đình an táng. Ngoài ra, trong số 2 công nhân còn mất tích đã tìm thấy một phần thi thể. Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Quang Đức Kon Tum đã hỗ trợ bước đầu 100 triệu đồng, UBND H.Đăk Glei hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi gia đình nạn nhân.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12.2024, tại công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến 3 người chết, 2 người mất tích.Cụ thể, trong quá trình đổ bê tông hạng mục đập tràn của thủy điện Đăk Mi 1 có 5 công nhân bị tai nạn lao động, gồm: Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An) và A Tuất (34 tuổi, ở Kon Tum). Đến trưa 31.12, lực lượng chức năng đã tìm được thi thể 3 công nhân. 2 nạn nhân mất tích còn lại vẫn đang được tìm kiếm.